Khó thở kéo dài, hụt hơi khi nói chuyện hoặc gắng sức là vấn đề mà nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh gặp phải. Triệu chứng này có thể được cải thiện sau vài tuần khỏi bệnh nhưng cũng có nhiều trường hợp tình trạng này kéo dài dai dẳng. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống, đồng thời giảm khả năng lao động của bệnh nhân.

Lưu ý khi phục hồi sức khỏe hậu covid
Lưu ý khi phục hồi sức khỏe hậu covid

1. Những nguyên nhân gây khó thở hậu Covid-19

1.1 Những nguyên nhân gây khó thở hậu Covid-19

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus SARS-CoV-2 có thể tấn công tất cả các cơ quan, nhưng thường tập trung chủ yếu tại hệ hô hấp, đặc biệt là phổi. Một số tổn thương ở hệ hô hấp mà người bệnh thường gặp phải như rối loạn trao đổi khí ở phế nang cùng với hệ mạch máu bao quanh phế nang gây mất cân bằng oxy, gây viêm phổi, xơ phổi, viêm phổi kẽ,… Từ đó dẫn tới giảm diện tích trao đổi khí. 

Hơn nữa, bệnh cũng gây ra tình trạng viêm đa cơ quan và viêm tại chỗ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, rối loạn đông máu, tắc vi mạch và nhiều vấn đề liên quan khác. Chính vì thế, nguồn dung nạp oxy được hấp thu vào cơ thể sẽ giảm đi. Điều này gây thiếu oxy và cuối cùng dẫn đến hụt hơi, khó thở. 

Cũng theo các chuyên gia, đối với những trường hợp vừa khỏi bệnh, các tổn thương ở nhiều cơ quan và đặc biệt là cơ quan hô hấp chưa được hồi phục hoàn toàn. Do đó, triệu chứng hụt hơi, khó thở do nguồn cung oxy cho cơ thể chưa kịp đáp ứng cũng là điều dễ hiểu. Bệnh nhân cần phải có thời gian để cơ thể hồi phục trở lại. 

1.2 Một số trường hợp có nguy cơ cao bị khó thở hậu Covid-19 

Bất cứ ai cũng có thể mắc phải triệu chứng khó thở sau khi đã khỏi Covid-19. Đặc biệt những trường hợp sau được đánh giá là có nguy cơ cao hơn:

  • Các trường hợp bệnh nhân trên 50 tuổi. 
  • Các trường hợp bệnh nhân có bệnh nền. Bệnh tiểu đường, bệnh về huyết áp, các bệnh về phổi, bệnh hen phế quản, bệnh béo phì, bệnh tim mạch, bệnh về gan thận, bệnh ung thư,…
  • Các trường hợp bệnh nhân phải can thiệp thở oxy dài ngày, hoặc thở không xâm nhập, thở máy, ECMO trong quá trình điều trị bệnh. 

2. Triệu chứng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 là như thế nào? Cách khắc phục hiệu quả

2.1 Triệu chứng hụt hơi khó thở sau Covid-19 là gì?

Tình trạng hụt hơi, khó thở hậu Covid-19 thể hiện khá rõ ở một số tình huống. Ví dụ người bệnh không nói tiếp trọn câu vì hụt hơi, khó khăn khi làm việc gắng sức hay khi đi bộ nhanh. Thậm chí bị hụt hơi kể cả khi chỉ leo vài bước cầu thang, tim đập nhanh hơn, hơi thở đứt quãng, hụt hơi có thể kèm theo tức ngực. Người bệnh không hát lên được tông giọng cao như khi chưa bị Covid-19, …

2.2 Các biện pháp khắc phục: 

Để khắc phục tình trạng hụt hơi, khó thở, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây: 

  • Tập thở: Người bệnh nên thực hiện các bài tập thở để hồi phục chức năng hô hấp. Lưu ý cần thực hiện hàng ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng. 
  • Đi bộ: Nên đi bộ ngoài trời để vừa được tập luyện lại vừa được thư giãn. Bạn nên vừa đi vừa kết hợp hít thở đều đặn. Ngoài đi bộ, có thể tập đạp xe, bơi lội,…
  • Phơi nắng 10-15 phút vào mỗi buổi sáng, để cơ thể được hấp thụ đủ vitamin D.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin D, khoáng chất, protein, … Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Sinh hoạt khoa học, lành mạnh: Nên áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Tránh thức khuya và nên ngủ đủ giấc, hạn chế áp lực, căng thẳng trong cuộc sống.

Nếu đã thực hiện những điều trên mà triệu chứng không thuyên giảm bạn hãy đến với Hers Center – Trị liệu xanh tâm an lành để được bắt mạch chẩn bệnh và điều trị theo phương pháp đông y:

  • Phóng huyết
  • Cứu giao, giải cơ
  • Liệu pháp tay ngọc chống xơ cứng cổ
  • Cốc phổi

Với 30 phút mỗi ngày liên tục từ 12 – 25 buổi ngày tùy tình trạng tại Hers Center – Trị liệu xanh tâm an lành sức khỏe hệ hô hấp của bạn sẽ dần phục hồi, cải thiện cái triệu chứng của hậu covid